Android là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới, do đó có rất nhiều hãng điện thoại sử dụng hệ điều hành này. Tuy vậy, người dùng điện thoại android luôn gặp phải một vấn đề, đó là thiết bị sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng thường xuyên bị chậm. Vậy nguyên nhân điện thoại android bị chậm và cách khắc phục trường hợp này như thế nào? Hãy cùng vivo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Hệ điều hành Android thường sẽ cập nhật mới trong khoảng thời gian từ 6-9 tháng. Thế nhưng, ở mỗi bản cập nhật mới sẽ có những thay đổi khác nhau có thể sẽ không phù hợp với thiết bị mà bạn đang dùng. Thậm chí, trong mỗi bản cập nhật mới, các nhà sản xuất sẽ tiến hành bổ sung thêm nhiều ứng dụng mới không cần thiết khiến điện thoại của bạn có thêm nhiều ứng dụng chạy ngầm hơn, gây tốn pin đồng thời làm giảm hiệu suất làm việc của máy.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp điện thoại của bạn bị chậm ngay cả khi bạn chưa cập nhật mới cho hệ điều hành. Lúc này lỗi có thể đến từ việc bạn cập nhật các ứng dụng trong điện thoại của mình. Các nhà phát triển ứng dụng sẽ thường xuyên phát triển và đưa ra các bản cập nhật mới cho các ứng dụng mà họ cung cấp để khắc phục các lỗi xảy ra trong quá trình vận hành hoặc bổ sung thêm các tính năng mới để phù hợp với xu hướng hiện tại. Và mỗi lần cập nhật như thế, bạn sẽ cần phải tải thêm dung lượng cho ứng dụng đó, khiến nó ngày càng nặng hơn.
Nếu bạn thấy ứng dụng bạn đang sử dụng ngày càng nặng, bạn nên xóa bớt các ứng dụng trên điện thoại hoặc tìm ứng dụng khác có chức năng tương tự để thay thế cho ứng dụng hiện tại nếu bạn thấy chúng tốn quá nhiều dung lượng điện thoại của bạn.
Đôi khi, trong quá trình sử dụng bạn vô tình cài đặt một số ứng dụng và cho phép nó tự động khởi động khi bạn mở máy hoặc chạy dưới nền khiến CPU bị nóng và tiêu tốn dung lượng RAM trên điện thoại của bạn. Khi có quá nhiều ứng dụng chạy nền như vậy thiết bị của bạn sẽ bị chậm hơn so với bình thường.
Hơn nữa, các hình nền động và tiện ích (widget) trên điện thoại cũng sẽ là nguyên nhân khiến chiếc điện thoại của bạn lãng phí nhiều tài nguyên để xử lý đồ họa và RAM khiến máy bị chậm.
Do đó, nếu thiết bị của bạn có Ram thấp hoặc đang có hiện tượng chạy chậm thì bạn nên đơn giản hóa màn hình điện thoại của mình hơn bằng cách hạn chế các tiện ích và sử dụng màn hình nền thường.
Một số trường hợp ngay cả khi bạn biết rõ ứng dụng đó đang chạy nền nhưng vì nó là ứng dụng cần thiết cho điện thoại của bạn nên bạn sẽ không thể tắt nó được. Ví dụ như ứng dụng “Phone” cung cấp tính năng nghe và gọi chính là tính năng cần thiết của điện thoại nên khi tắt sẽ ảnh hưởng tới thiết bị của bạn. Do đó, bạn cần xem xét các ứng dụng trên điện thoại để biết tính năng nào là quan trọng và nếu không cần sử dụng đến các tính năng đó thì có thể tắt nó đi bằng cách chọn dừng ứng dụng hoặc gỡ bỏ ứng dụng đó luôn. Nếu ứng dụng đó là ứng dụng hệ thống thì bạn có thể chọn vô hiệu hóa ứng dụng thay vì buộc dừng ứng dụng. Khi đó ứng dụng đó sẽ không hoạt động ở chế độ nền nữa và cải thiện tốc độ cho điện thoại của bạn.
Một thiết bị chạy hệ điều hành Android sẽ có 3 bộ nhớ chính là Ram để chạy các chương trình, thẻ nhớ SD để lưu trữ các hình ảnh, tập tin âm thanh, tài liệu… và bộ nhớ trong của máy để lưu trữ các ứng dụng bao gồm cả ứng dụng hệ thống và ứng dụng được bạn tải về thêm. Một vài thiết bị còn cung cấp thêm cả thẻ SD ngoài được gọi là SDcard-ext.
Ở hệ điều hành của Android việc quản lý Ram khá phức tạp. Riêng việc khi bạn sử dụng các launcher khác nhau sẽ tiêu tốn bộ nhớ Ram khác nhau. Chưa kể các ứng dụng trong điện thoại của bạn cũng gây lãng phí một lượng Ram nhất định khi bạn khởi động máy và điện thoại của bạn càng có nhiều ứng dụng thì sẽ càng khiến nó chạy chậm hơn.
Bên cạnh đó thì các tập tin cache cũng sẽ tiêu thụ không gian lưu trữ của điện thoại bạn. Vì vậy, bạn nên chú ý thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ cho thiết bị của mình bằng cách xóa bớt các file cache. Để xóa file cache 1 cách nhanh nhất, bạn hãy vào phần cài đặt ứng dụng, chọn mục lưu trữ và tìm tập tin cache sau đó nhấn ok.
Nhiều người còn khá lạ lẫm với cái tên TRIM, thế nhưng đây lại là một lệnh rất quan trọng mà Android cung cấp sẽ có chức năng điều khiển thẻ SD hoặc chip nhớ eMMC của máy để biết ô nhớ nào không còn được sử dụng và có thể xóa được. Ở bộ nhớ điện thoại thẻ SD và eMMC, khi bạn xóa một file, thì file đó không hề biến mất hoàn toàn mà vẫn sẽ được bộ nhớ lưu lại và chỉ được coi là ô nhớ trống khi bạn ghi đè lên bởi dữ liệu khác. Chính việc này cũng là một tác nhân khiến cho chiếc smartphone của bạn bị chậm. Do đó mà TRIM xuất hiện để thiết lập một đường truyền liên lạc giữa tập tin hệ thống với bộ điều khiển của thẻ SD và eMMC. Khi bạn xóa dữ liệu, TRIM sẽ gửi lệnh đến thẻ SD và eMMC để thông báo rằng ô nhớ đó đã trống. Tiếp theo, bộ điều khiển sẽ dọn dẹp ô nhớ này để tăng hiệu năng và giảm thời gian cần thiết khi ghi dữ liệu mới giúp điện thoại của bạn chạy nhanh hơn.
Hiện tại thì các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android bản mới đều đã hỗ trợ TRIM sẵn trong điện thoại. Nếu như bạn dùng bản Android 4.3 trở xuống thì việc tốt nhất là bạn nên nâng cấp cho máy bằng cách root máy và dùng ứng dụng LagFix để thay thế TRIM.
Với điện thoại của vivo, thì hiện tại các dòng máy lưu hành trên thị trường đều được sử dụng phiên bản android trên 4.3 nên bạn có thể yên tâm vì điện thoại của bạn có sẵn TRIM để thực hiện lệnh liên kết bộ nhớ máy với các tập tin hệ thống.
Mở tài khoản ngân hàng online đang ngày càng trở nên phổ biến bởi sự tiện lợi và nhanh chóng…
Khi cần vay vốn từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, một trong những yêu cầu quan trọng là…
Dịch vụ chi lương doanh nghiệp là một trong những dịch vụ quan trọng và cần thiết cho các doanh…
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và đa dạng, mô hình cho vay chuỗi cung ứng…
Khám phá giải thích chi tiết về tỷ giá ngoại hối và vai trò quan trọng của nó trong thị…
Quản lý tài chính cho cá nhân là một kỹ năng quan trọng mà mỗi người cần phải nắm vững…